Tối ưu hóa cho CSS cho SEO - phần 2

toi uu hoa cssMình xin tiếp tục với phần 2 của bài Tối ưu hóa CSS cho SEO.

6. Rút gọn cú pháp css của một thành phần:
Thẻ p của bạn có css như sau:
 p {
font-family: Georgia, serif;
font-weight: normal;
line-height: 1.33em;
font-size: 1.33em;
}
Bạn nên viết gọn lại:
 p {
font: normal 1.33em/1.33 Georgia, serif;
}
Hay như bạn có thuộc tính margin cho div như sau:

margin-top:    10px;
margin-right:  20px;
margin-bottom: 10px;
margin-left:   20px;
Bạn có thể viết gọn lại là:
 margin: 10px 20px ;
7. Các giá trị số.
Bạn có:
padding:0px;
thì bạn có thể viết thành:
 padding:0;
Đối với các thuộc tính có 4 giá trị đối xứng nhau như ở ví dụ margin ở trên thì bạn nên viết lại thành 2 giá trị nếu chúng có giá trị giống nhau.
8. Cách viết comment
Comment trong css sẽ giúp bạn quản lí code tốt hơn nhưng comment thế nào cho hợp lí?
Nếu những comment không cần thiết thì bạn có thể bỏ, còn những comment khác thì bạn nên viết ngắn gọn xúc tích, mang nội dung phù hợp. Không nên viết comment theo kiểu này:

/************************************/
/*          Content Styles            */
/************************************/
Mà bạn nên viết lại thành:
 /* content styles */
 9.Nén CSS lại
Hạn chế việc xuống dòng và bạn có thể bỏ dấu ";" ở giá trị thuộc tính cuối cùng:

h2 {
    font-family:verdana;
    padding:0;
    margin:5px 0;
    color:#333;
    text-decoration:underline;
}

Viết lại thành:
h2 {font-family:verdana;padding:0;margin:5px 0;color:#333;text-decoration:underline}
 10. Sử dụng một vài công cụ giúp bạn tối ưu hóa và nén CSS online
CSS Optimizer
Flumpcakes CSS Optimizer
Clean CSS
CSS Drive CSS Compressor
Online YUI Compressor
Style Neat
11. CSS Sprite
Có thể đây là một khái niệm lại đối với 1 vài bạn nhưng nó khá hữu ích trong việc css cho ảnh. Ảnh là một tài nguyên chiếm khá nhiều băng thông và dung lượng trên server nên việc sprite ảnh là việc rất cần thiết. Để sử dụng CSS sprite cần có skill khá tốt trong css. Mình sẽ nói kĩ hơn về CSS Sprite trong một bài khác.



12. Validate CSS.
Sau khi làm xong bạn nên validate CSS để biết mình có sai ở đâu hay không, hay code vẫn chưa được chuẩn hóa. Có khá nhiều những validator CSS mình xin giới thiệu 1 cái của w3c: http://jigsaw.w3.org/css-validator/
Hy vọng với chút ít kiến thức trên bạn có thể hiểu thêm về css và seo.

4 nhận xét:

Chào bạn,
Theo bạn khi lập trình web thì các class css nên gộp chung vào một file và load một lần duy nhất ở header hay là tạo ra các file css riêng cho từng module vaf load khi cần thiết? Cách sử dụng nào sẽ giúp trang web load nhanh hơn?

Thanks!

Anonymous
lúc 10:05 30 tháng 10, 2012 comment-delete

@Nặc danh
Mỗi cái có lợi điểm riêng của nó. Nếu bạn gộp tất cả css và 1 file và load thì sẽ tiết kiệm request và time hơn. Nhưng đối với cách này thì việc sửa chữa file css sẽ khó vì có nhiều code css và nếu không có comment phân đoạn rõ ràng thì sẽ bị nhầm lẫn. Còn tạo css cho từng module thì dễ sửa chữa hơn nhưng lúc đó số request sẽ tăng theo số module mà bạn có. Mình nghĩ cách tốt nhất là kết hợp giữa 2 cái. Các css ít thay đổi và dùng chung với các module khác thì nên giữ trong 1 file, còn các css bạn hay thay đổi hoặc dài chia cho từng module lớn thì lên giữ riêng 1 file, điển hình của loại này thường là các css cho plugin jquery, module động... :D

lúc 01:25 31 tháng 10, 2012 comment-delete

Thanks, Hiện tại mình đang dùng chung một file css mình có hơi chút lo ngại là lần đầu tiên load trang sẽ hơi mất thời gian. Ok, mình sẽ cân nhắc lại vấn đề này ^^!

Ngoài lề một chút nhỉ? Bạn đã sử dụng cache trong lập trình web nhiều chưa? Có thể có một bài chia sẻ về vấn đề này không?

Anonymous
lúc 03:06 31 tháng 10, 2012 comment-delete

@Nặc danh Khoảng thời gian này mình bận quá nên chắc không thể viết bài về cache được, nhưng nếu có gì mình có thể giúp về thì bạn cứ comment nha ^_^!

lúc 03:33 31 tháng 10, 2012 comment-delete

Đăng nhận xét