Hiển thị các bài đăng có nhãn Cách học tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cách học tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng
hoc tu vung tieng anh hieu qua-video hoc tieng anh
Học từ vựng có khó không? Từ vựng có rất nhiều phải học như thế nào? Làm thế nào để ghi nhớ từ vựng tốt? Học từ vựng bao nhiêu là đủ? Đó là những câu hỏi rất hay gặp của những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh. Từ vựng là một yếu tố quan trọng trong giao tiếp và đọc hiểu tiếng Anh. Từ vựng càng phong phú và đa dạng chúng ta càng dễ dàng giao tiếp hơn.

1. Học từ vựng tiếng Anh như thế nào?
Khi bắt gặp một từ mới bạn nên ghi nó lại cả cách phiên âm cũng như ngữ nghĩa của nó. Hãy đọc đi đọc lại từ đó vài lần sau đó đưa từ đó vào một số ngữ cảnh và đặt câu với chúng. Để ghi nhớ lâu chúng ta nên đọc to, rõ rằng và liên tưởng những thứ liên quan tới từ đó. Chẳng hạn bạn gặp một tấm poster như thế này.
Nếu bạn chưa biết từ "planes" thì bạn hãy ghi nhớ và dùng từ điển để tra nó. Sau đó đọc và đặt câu với. Liên "planes" có nghĩa là máy bay và bạn hãy liên tưởng tới những chiếc may bay như vậy sẽ giúp bạn dễ nhớ hơn.

Học từ vựng cần đòi hỏi sự thường xuyên sử dụng đến chúng vì thế hãy luyện tập và học thêm từ mới mỗi ngày. Bạn không nên học quá nhiều từ vựng cùng một lúc mà chỉ nên học một vài từ tùy thuộc vào khả năng ghi nhớ của chúng ta. Ngoài ra khi học từ vựng chúng ta cũng nên học các từ liên quan tới nó. Chẳng hạn như học từ "compare" so sánh thì bạn nên học thêm các dạng tính từ, danh từ,.. của nó như "comparable", "comparer"...
Tổng hợp một số phương pháp hay được sử dụng để vận dụng và ghi nhớ từ vựng

  • Ghi từ vựng ra giấy nhỏ, mỗi mảnh giấy có thể có 15-20 từ. Dán chúng ở một góc nào đó trong phòng bạn. Bạn có thể mang mẩu giấy đó theo người và những khi rảnh rỗi như ngồi chờ bạn, chờ xe buýt...có thể lôi ra đọc và nhẩm lại.
  • Luôn giữ lại những mảnh giấy ghi từ vựng của bạn. Khoảng một thời gian sau đó bạn hãy lấy nó ra và đọc lại. Bởi lẽ trước kia chúng ta đã ghi nhớ chúng nên khi đọc lại sẽ khắc sâu thêm từ đó vào trí nhớ của chúng ta.
  • "Translate" dịch những câu thoại mà bạn nghe được. Chẳng hạn khi đi trên đường bạn nghe được câu chuyện của một đôi đang yêu nhau :)) và hãy cố gắng dịch nó sang tiếng Anh bằng những từ vựng bạn có.
  • Buổi tối trước khi đi ngủ hãy nhẩm lại và tưởng tượng về những từ mà bạn đã học được trong ngày.
  • Mỗi buổi sáng hãy đọc thêm một vài từ mới trước khi đi học hoặc đi làm.
  • Khi đọc 1 từ mới nào đó hãy tưởng tượng và nghĩ tới những từ mà bạn đã biết trước đó. Chẳng hạn bạn học từ "queen" thì có thể liên tưởng tới từ "queue".

2. Cách vận dụng từ vựng
Đọc và đặt câu chỉ là cách học ban đầu để ghi nhớ từ vựng. Nhưng để nhớ nó lâu hơn thì bạn nên thường xuyên sử dụng lại từ vựng ở thời gian sau đó.Bạn có thể viết văn, viết luận hoặc viết nhật kí bằng tiếng Anh. Tuy vốn từ vựng của bạn có thể chưa đủ nhiều để diễn tả hết được ý muốn nói thì hãy cố gắng tìm những từ khác thay thế. Cố gắng sử dụng càng nhiều từ vựng càng tốt. Giao tiếp cũng là cách để chúng ta ghi nhớ từ vựng tốt. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra vốn từ của mình bằng cách làm các bài test từ vựng.

3. Học từ vựng bao nhiêu là đủ?
Từ vựng tiếng Anh là rất nhiều vì thế chúng ta cũng không cần gượng ép mình phải học hết. Nhưng hãy luôn tự nhắc bản thân học thêm những từ mới. Lượng từ vựng càng nhiều càng tốt. Nhưng nếu vốn từ của bạn chưa đủ nhiều thì bạn hãy cố gắng vận dụng những từ vựng mình đang có. Qua thời gian lượng từ vựng của chúng ta sẽ nhiều hơn.


cach hoc tieng anh hieu qua-video hoc tieng anh
Khi mới bắt đầu học tiếng anh, mọi người thường cảm thấy khó khăn không biết mình nên bắt đầu từ đâu và phương pháp hay cách học thế nào để đạt hiệu quả một cách tốt nhất. Bài viết này mình xin chia sẻ và giới thiệu cách học thông qua những kinh nghiệm mà thu lượn và sưu tầm được.

1. Luyện tập tiếng Anh mỗi ngày.
Muốn trao dồi kĩ năng tiếng Anh thì phải cần sự kiên trì và thời gian dài. Nhưng điều đó không đồng nghĩa là mỗi ngày bạn phải bỏ ra nhiều giờ đồng hồ để học nó. Mỗi ngày chỉ từ 10-30 phút học tiếng Anh bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng tiếng Anh của mình. Bạn không nên ngắt quãng thời gian học tiếng Anh của mình quá lâu, chẳng hạn bỏ 5,6 tháng không học, thời gian dài như vậy dễ làm bạn quên từ vựng, cú pháp và các kĩ năng khác cũng dần giảm sút.

2. Thường xuyên giao tiếp
Giao tiếp chính là cách học tiếng Anh nhanh và hiệu quả nhất. Qua giao tiếp bạn có thể dần vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng nghe, nói, từ vựng, mẫu câu...Qua cách này bạn cũng thể dễ dàng nhận ra những lỗi giao tiếp(như cách phát âm, cách chọn từ, ngữ điệu...). Và khi bạn giao tiếp tới một mức độ nào đó thì khả năng phản ứng, trả lời nhanh và sự tự tin sẽ tăng lên rất nhiều. Bạn không nên chỉ vì ngại nói sai, ngữ điệu chưa đúng hay vì vốn từ vựng hạn hẹp mà bỏ qua những cơ hội giao tiếp.

3. Cải thiện kĩ năng nghe.
Kĩ năng nghe là một trong những kĩ năng yếu nhất của người học tiếng Anh. Khi giao tiếp với người bản địa họ thường nói khá nhanh, âm gió nhiều, cách nói nối từ của họ thường làm chúng ta bối rối và không nghe rõ được từ họ vừa nói. Để cải thiện kĩ năng nghe thì chúng ta cần luyện tập nghe nhiều từ mức độ dễ và bắt đầu tăng dần.

4. Cải thiện vốn từ vựng mỗi ngày.
Từ vựng tiếng Anh khá nhiều vì thế chúng ta cần trau dồi vốn từ vựng để đa dạng ngữ nghĩa trong cách nói hoặc cách viết luận. Từ vựng cần phải được trau dồi mỗi ngày và bạn không nên học một lượng lớn từ vựng cùng một lúc. Mỗi ngày chỉ nên hoặc 5-10 từ và thường xuyên đặt các câu có chứa từ đó. Khi có một từ mới xuất hiện đâu đó như trên tivi, đài FM, poster... bạn nên tra nghĩa của nó ghi vào một tờ giấy nhỏ. Bạn nên thường xuyên có thói quen tự nhẩm và nghi nhớ từ mới.

5. Đổi hình thức học tiếng Anh.
Luyện tập tiếng Anh theo một hình thức như(chỉ đọc sách, chỉ xem video, chỉ ôn luyện đề thi...) sẽ dễ làm bạn chán nản. Chúng ta nên đổi hình thức học mỗi khi cảm thấy chán cách học hiện tại. Bạn có thể nghe nhạc, luyện nghe video, xem video với phụ đề Engsub, nghe đài FM, chơi một vài game đoán chữ tiếng Anh...

6. Tham gia câu lạc bộ hoặc nhóm tiếng Anh.
Tham gia những câu lạc bộ tiếng Anh hoặc nhóm nhỏ cùng chung sở thích học tiếng Anh là cực kì bổ ích đối với chúng ta. Bẳng việc giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với những người học khác chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều lại có thể kết bạn được với nhiều người. Nếu không tìm thấy câu lạc bộ nào quanh khi bạn sống, bạn có thể lập 1 nhóm nhỏ gồm những bạn cùng lớp học những người bạn biết mà cũng yêu thích tiếng Anh. Và nếu như điều này cũng khó khăn với bạn thì hãy tham gia những nhóm tiếng Anh online. Những nhóm tiếng Anh online thường trao đổi thông qua chat hoặc video call.

7. Kiểm tra kiến thức bản thân
Khi học tới một mức độ nào đó chúng ta nên tự kiểm tra kĩ năng tiếng Anh của bản thân như tham gia vào những bài test. Ban đầu hãy chọn một vài bài dễ để kiểm tra khả năng của mình, sau đó thì chúng ta bắt đầu nâng cao dần độ khó của các bài test.

8. Sắp xếp thời gian học hợp lý
Cách bố trí, sắp xếp thời gian học một cách hợp lý là rất quan trọng. Bởi lẽ trong cuộc sống thường ngày chúng ta còn phải bận rộn với rất nhiều những công việc khác. Nếu không bố trí thời gian hợp lý chúng ta sẽ dễ cảm thấy cuộc sống quá hối hả và bận rộn. Thời gian tốt nhất để học tiếng Anh là buổi sáng và khi bạn học bạn nên tìm chỗ nào yên tĩnh.

9. Không nên thúc ép bản thân
Khi cảm thấy mệt mỏi thì bạn nên nghỉ ngơi không cần quá gắng gượng. Nếu cố học khi cơ thể và tâm trí đã mệt mỏi thì bạn dễ cảm thấy chán nán. Học tiếng Anh cần một quá trình rèn luyện lâu dài và trau dồi kiến thức liên tục nên khi bạn cảm thấy mình vẫn chưa tiến bộ nhiều lắm thì hãy suy nghĩ và đổi phương pháp học đi một chút. Hãy luôn tự nhủ rằng chúng ta sẽ thành công thì bạn sẽ có thêm động lực để bước tiếp.

10. Không học những gì khi cảm thấy nó chưa đúng.
Bạn không nên học hay ghi nhớ những gì mà cảm thấy nghi ngờ là chưa đúng. Khi nghi ngờ một mẫu câu hay cách đọc, ngữ nghĩa của một từ gì đó thì bạn không nên cố gắng ghi nhớ. Điều này sẽ chỉ làm bạn cảm thấy rối và dễ mắc sai lầm từ những gì bạn chưa chắc chắn. Chỉ học và ghi nhớ khi điều đó là đúng.

Đây là một số kinh nghiệm học tiếng Anh của mình. Hi vọng nó có thể giúp các bạn trong việc học tiếng Anh. :)

kho khan khi hoc tieng anh-video hoc tieng anh

Học tiếng Anh luôn có rất nhiều những khó khăn đặc biệt là với những người mới bắt đầu. Nhưng nếu chúng ta xác định được những khó khăn ấy và tìm cách khắc phục thì mọi việc sẽ trở lên dễ dàng hơn. Để làm được điều đó chúng ta cần hiểu nguyên nhân tạo ra nó.

1. Chán học tiếng Anh sau một thời gian.
Khi học tiếng Anh, ban đầu mọi người thường cảm thấy hào hứng bởi những cái mới mẻ từ tiếng Anh mang lại. Nhưng sau một vài tháng bạn bắt đầu cảm thấy chán nản bởi lượng kiến thức và từ vựng chúng ta học đang ngày càng nhiều lên. Chúng ta không thể nhớ hết chúng và cảm thấy tiếng Anh quá rộng lớn. Từ đó tâm lý bắt đầu chán nản và không còn muốn học tiếng Anh nữa.

2. Dễ nhầm lẫn giữa các cú pháp(thì, mẫu câu, cách chia động từ...)
Một nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong học tiếng Anh đó là việc nhầm lẫn giữa các cú pháp, cấu trúc câu. Khi học một cú pháp hoặc mẫu câu mới nếu chúng ta ít sử dụng đến chúng thì sau một thời gian việc nhầm lẫn hoặc thậm chí là quên mất là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

3. Lượng từ vựng ít
Tiếng anh có lượng từ vựng khá lớn. Cách viết và ghi nhớ từ vựng cũng rất khó không giống như tiếng Việt, trong khi đó khi học một lesson thì lượng từ vựng chúng ta học là khoảng 10-20 từ mỗi bài. Qua một vài tháng lượng từ vựng đó sẽ tăng lên đáng kể nhưng bởi lẽ không có phương pháp ghi nhớ và sử dụng thường xuyên thì sẽ dẫn đến mai một từ vựng và vốn từ vựng sẽ giảm đi.

4. Ngại giao tiếp bằng tiếng Anh.
Đây là tâm lý chung của những người học tiếng Anh. Ngày trước mình cũng rất lười giao tiếp tiếng Anh, mãi đến khi tốt nghiệp cấp 3 và lên đại học thì mình mới nhận ra điều này và tìm cách khắc phục nó. Chính bởi việc ngại giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học cũng như bên ngoài cuộc sống nên khả năng vận dụng mẫu câu, từ vừng và cách rèn luyện phát âm sẽ làm cho chúng ta càng ngày càng chậm tiến so với những bạn học.
Một phần nguyên của điều này là do tâm lý sợ nói sai, mắc lỗi giao tiếp... Nhưng điều đó thực ra không quan trọng mà điều quan trọng là bạn sẽ tìm ra được những lỗi sai của mình và tìm cách khắc phục nó.

5. Mặc cảm về tuổi tác.
Khi một số bạn hoặc các anh chị trung niên đi học thì tâm lý là rất ngại phát biểu hoặc tham gia các hoạt động giao tiếp tiếng Anh trong lớp. Điều này sẽ vô tình làm cho chúng ta không biết được những gì mình còn thiếu sót trong giao tiếp.

6. Mặc cảm về ngữ điệu khi nói.
Mỗi người và mỗi địa phương có ngữ điệu giao tiếp khác nhau. Khi bạn học chung lớp với rất nhiều các bạn khác ở các địa phương khác nhau. Trong khi đó cách nói, ngữ điệu nói của bạn mang đậm tính địa phương thì tâm lý chung là sẽ không muốn giao tiếp học phát biểu nhiều.

7. Nóng vội trong cách học
Khi học một thời gian dài mà cảm thấy khả năng tiếng Anh của mình không tiến bộ thì sẽ sinh ra tâm lý nóng vội, nôn nóng và chán nản. Điều này mình cũng từng trải qua khi trong quá trình tự rèn luyện tiếng Anh nhưng cảm thấy trình độ không được cải thiện và bắt đầu nghi ngờ về phương pháp học của chính mình.

8. Điều kiện học tập.
Nhiều bạn khi học tiếng Anh nhưng lại cảm thấy điều kiện học tập khó khăn(như không có thời gian luyện, không mua được đĩa CD, giáo trình tốt, hoặc từ điển...) và cảm thấy mặc về điều đó và tâm lý không muốn theo đuổi việc học tiếng Anh.

9. Thiếu quyết tâm và mục đích rõ ràng.
Nhiều bạn khi học tiếng Anh chỉ mang tính chất học theo phong trào, học để cốt thi lấy bằng, học vì gia đình muốn vậy sau đó thì bỏ bê dần việc học tiếng Anh. Nếu thực sự không có quyết tâm và mục tiêu phấn đấu khi học tiếng Anh bạn sẽ không bao giờ đạt được điều mình muốn.

10. Phương pháp học không hiệu quả.
Đây có lẽ là nguyên nhân gây khó khăn chủ yếu. Dù có cố gắng rất nhiều nhưng sau một thời gian học mà bạn không cảm thấy tiến bộ thì đó là do phương pháp học chưa đúng. Phương pháp học tiếng Anh hiểu quả sẽ giúp bạn tiến bộ hơn.
Đây là một số những khó khăn mình rút ra được khi học tiếng Anh.