Những khó khăn khi học tiếng anh

kho khan khi hoc tieng anh-video hoc tieng anh

Học tiếng Anh luôn có rất nhiều những khó khăn đặc biệt là với những người mới bắt đầu. Nhưng nếu chúng ta xác định được những khó khăn ấy và tìm cách khắc phục thì mọi việc sẽ trở lên dễ dàng hơn. Để làm được điều đó chúng ta cần hiểu nguyên nhân tạo ra nó.

1. Chán học tiếng Anh sau một thời gian.
Khi học tiếng Anh, ban đầu mọi người thường cảm thấy hào hứng bởi những cái mới mẻ từ tiếng Anh mang lại. Nhưng sau một vài tháng bạn bắt đầu cảm thấy chán nản bởi lượng kiến thức và từ vựng chúng ta học đang ngày càng nhiều lên. Chúng ta không thể nhớ hết chúng và cảm thấy tiếng Anh quá rộng lớn. Từ đó tâm lý bắt đầu chán nản và không còn muốn học tiếng Anh nữa.

2. Dễ nhầm lẫn giữa các cú pháp(thì, mẫu câu, cách chia động từ...)
Một nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong học tiếng Anh đó là việc nhầm lẫn giữa các cú pháp, cấu trúc câu. Khi học một cú pháp hoặc mẫu câu mới nếu chúng ta ít sử dụng đến chúng thì sau một thời gian việc nhầm lẫn hoặc thậm chí là quên mất là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

3. Lượng từ vựng ít
Tiếng anh có lượng từ vựng khá lớn. Cách viết và ghi nhớ từ vựng cũng rất khó không giống như tiếng Việt, trong khi đó khi học một lesson thì lượng từ vựng chúng ta học là khoảng 10-20 từ mỗi bài. Qua một vài tháng lượng từ vựng đó sẽ tăng lên đáng kể nhưng bởi lẽ không có phương pháp ghi nhớ và sử dụng thường xuyên thì sẽ dẫn đến mai một từ vựng và vốn từ vựng sẽ giảm đi.

4. Ngại giao tiếp bằng tiếng Anh.
Đây là tâm lý chung của những người học tiếng Anh. Ngày trước mình cũng rất lười giao tiếp tiếng Anh, mãi đến khi tốt nghiệp cấp 3 và lên đại học thì mình mới nhận ra điều này và tìm cách khắc phục nó. Chính bởi việc ngại giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học cũng như bên ngoài cuộc sống nên khả năng vận dụng mẫu câu, từ vừng và cách rèn luyện phát âm sẽ làm cho chúng ta càng ngày càng chậm tiến so với những bạn học.
Một phần nguyên của điều này là do tâm lý sợ nói sai, mắc lỗi giao tiếp... Nhưng điều đó thực ra không quan trọng mà điều quan trọng là bạn sẽ tìm ra được những lỗi sai của mình và tìm cách khắc phục nó.

5. Mặc cảm về tuổi tác.
Khi một số bạn hoặc các anh chị trung niên đi học thì tâm lý là rất ngại phát biểu hoặc tham gia các hoạt động giao tiếp tiếng Anh trong lớp. Điều này sẽ vô tình làm cho chúng ta không biết được những gì mình còn thiếu sót trong giao tiếp.

6. Mặc cảm về ngữ điệu khi nói.
Mỗi người và mỗi địa phương có ngữ điệu giao tiếp khác nhau. Khi bạn học chung lớp với rất nhiều các bạn khác ở các địa phương khác nhau. Trong khi đó cách nói, ngữ điệu nói của bạn mang đậm tính địa phương thì tâm lý chung là sẽ không muốn giao tiếp học phát biểu nhiều.

7. Nóng vội trong cách học
Khi học một thời gian dài mà cảm thấy khả năng tiếng Anh của mình không tiến bộ thì sẽ sinh ra tâm lý nóng vội, nôn nóng và chán nản. Điều này mình cũng từng trải qua khi trong quá trình tự rèn luyện tiếng Anh nhưng cảm thấy trình độ không được cải thiện và bắt đầu nghi ngờ về phương pháp học của chính mình.

8. Điều kiện học tập.
Nhiều bạn khi học tiếng Anh nhưng lại cảm thấy điều kiện học tập khó khăn(như không có thời gian luyện, không mua được đĩa CD, giáo trình tốt, hoặc từ điển...) và cảm thấy mặc về điều đó và tâm lý không muốn theo đuổi việc học tiếng Anh.

9. Thiếu quyết tâm và mục đích rõ ràng.
Nhiều bạn khi học tiếng Anh chỉ mang tính chất học theo phong trào, học để cốt thi lấy bằng, học vì gia đình muốn vậy sau đó thì bỏ bê dần việc học tiếng Anh. Nếu thực sự không có quyết tâm và mục tiêu phấn đấu khi học tiếng Anh bạn sẽ không bao giờ đạt được điều mình muốn.

10. Phương pháp học không hiệu quả.
Đây có lẽ là nguyên nhân gây khó khăn chủ yếu. Dù có cố gắng rất nhiều nhưng sau một thời gian học mà bạn không cảm thấy tiến bộ thì đó là do phương pháp học chưa đúng. Phương pháp học tiếng Anh hiểu quả sẽ giúp bạn tiến bộ hơn.
Đây là một số những khó khăn mình rút ra được khi học tiếng Anh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét